Chăm sóc da cho trẻ bị bệnh chàm
Bệnh chàm ở trẻ em, trẻ sơ sinh cần chăm sóc da như thế nào?
Đối với bệnh chàm ở trẻ em, trẻ sơ sinh (viêm da cơ địa ở trẻ em), việc chăm sóc da đúng cách là vô cùng quan trọng. Làn da rất nhạy cảm của trẻ sẽ phản ứng với những chất tẩy rửa mạnh hoặc những chất kích thích, từ đó làm bệnh chàm trở nên trầm trọng hơn. Làn da của trẻ cũng sẽ bị khô hơn và đỏ hơn khi tiếp xúc với nước nóng hoặc nhiệt nóng. Và bệnh chàm sẽ không tự giảm các triệu chứng khô da, đỏ, ngứa nếu bạn không dưỡng ẩm tích cực bằng các kem dưỡng ẩm phục hồi hàng rào da. 
Chăm sóc da hàng ngày cho trẻ bị bệnh chàm cần đảm bảo đúng các nguyên tắc sau:
1. Tắm cho trẻ:
- Không dùng các loại nước lá. Sử dụng các sữa tắm dịu nhẹ chuyên dùng cho bệnh chàm. Khi tắm, hạn chế để các vùng da bị bệnh chàm tiếp xúc với sữa tắm. Tuyệt đối tránh các loại sữa tắm mà khi tắm tạo nhiều bọt ( vì chúng thường chứa nhiều chất tẩy rửa mạnh)
Tuy nhiên nếu đã dùng các loại sữa tắm dịu nhẹ rồi mà da của trẻ vẫn bị đỏ hoặc kích ứng thì bỏ ngay sữa tắm đó.
- Không được để dầu gội đầu rơi trên da mặt và các vùng da khác của trẻ.
- Đối với vùng da mặt, tốt nhất là dùng nước thường, không dùng sữa rửa mặt.
2. Nhiệt độ của nước tắm và nước rửa mặt không được nóng, chỉ cần hơi âm ấm một chút, đủ để trẻ không bị lạnh. Nếu nước nóng quá sẽ làm da bé bị khô và đỏ hơn, làm bệnh chàm nặng hơn.
3. Bôi ATOPALM lên vùng da bị bệnh chàm 4 lần/ngày: sáng- trưa- chiều tối- trước khi đi ngủ. Khi đã khỏi, nên duy trì bôi ATOPALM hàng ngày 1- 2 lần để dưỡng ẩm cho da và làm da khỏe mạnh hơn. Đây là cách giúp ngăn ngừa bệnh chàm tái phát.
Chú ý: Việc đăng lại bài viết trên ở website hoặc các phương tiện truyền thông khác mà không ghi rõ nguồn http://atopalmvn.com là vi phạm bản quyền
Ý kiến bạn đọc