Bệnh viêm da cơ địa là gì? Dấu hiệu và triệu chứng nhận biết bệnh viêm da cơ địa
Bệnh viêm da cơ địa là một bệnh về da, thường được gọi dưới nhiều cái tên như:
- Eczema (bệnh chàm, hầu hết mọi người đều sử dụng tên này)
- Viêm da
- Chàm cơ địa
- Viêm da cơ địa
Để tránh việc có nhiều tên gọi dẫn đến việc hiểu nhầm bệnh, chúng ta sẽ sử dụng tên khoa học của bệnh này đó là
Viêm da cơ địa (Atopic dermatitis)
Trẻ em thường bị viêm da cơ địa trong năm đầu tiên của cuộc đời. Nếu một đứa trẻ bị viêm da cơ địa trong thời gian này thì các mảng sần, khô thường xuất hiện trên da. Chủ yếu những mảng này xuất hiện trên da đầu, trán và mặt. Điển hình nhất là những mảng khô sần xuất hiện trên má.
Ở nơi xuất hiện những mảng khô sần này thường rất ngứa, nhiều khi ngứa dữ dội khiến trẻ không ngủ được. Trẻ sơ sinh có thề dùng tay chà lên vùng da khô này, do ngứa gãi nhiều mà da bị dày, trẻ càng ngứa và gãi gây nên vòng xoắn bệnh lý làm cho bệnh nặng hơn và có nguy cơ bội nhiễm vi khuẩn.
Bệnh viêm da cơ địa có thể kéo dài và rất hay tái phát nên điều quan trọng là phải tìm hiểu làm thế nào để chăm sóc da. Điều trị và chăm sóc da tốt để có thể giảm bớt sự khó chịu.
Sau đây chúng ta sẽ cùng tìm hiểu dấu hiệu và triệu chứng của bệnh viêm da cơ địa như thế nào?
Dấu hiệu và triệu chứng của bệnh viêm da cơ địa
Bệnh viêm da cơ địa biểu hiện khác nhau ở trẻ sơ sinh, trẻ nhỏ và người lớn. Dưới đây là những dấu hiệu (những gì chúng ta nhìn thấy) và các triệu chứng cho từng nhóm tuổi
1. Bệnh viêm da cơ địa ở trẻ sơ sinh
Bệnh viêm da cơ địa có thể bắt đầu từ sớm. Đứa trẻ có thể mắc viêm da cơ địa khi 2 hoặc 3 tháng tuổi. Khi bệnh viêm da cơ địa bắt đầu, nó thường gây ra:
- Một phát ban xuất hiện đột ngột và làm cho da khô, có vảy và ngứa. Thường xuất hiện trên da đầu, trán và mặt, đặc biệt là trên má (có thể xuất hiện ở các khu vực khác trên cơ thể). Những mảng phát ban này có thể phồng lên chứa nước sau đó bị vỡ và chảy chất lỏng ra gây ngứa và lan ra những vùng khác. Trẻ sơ sinh có thể cọ xát da vào quần áo hoặc ga trải giường hoặc những thứ khác để gãi ngứa.
- Trẻ có thể ngứa dữ dội đến nỗi khó ngủ
- Có thể nhiễm trùng da, do cọ xát, gãi làm trầy xước da
Các bậc cha mẹ thường lo lắng rằng con mình có thể bị viêm da cơ địa ở khu vực da quấn tã, đóng bỉm. Nhưng bố mẹ yên tâm rằng, viêm da cơ địa ở trẻ sơ sinh hiếm khi xuất hiện ở những khu vực này do vùng da này vẫn ẩm.
Xem thêm:
Nguyên nhân gây ra bệnh viêm da cơ địa ở trẻ sơ sinh 2. Bệnh viêm da cơ địa ở trẻ nhỏ
Viêm da cơ địa có thể bắt đầu khoảng giữa 2 cho đến tuổi dậy thì, trẻ thường có các
dấu hiệu và triệu chứng sau:
- Những mảng phát ban thường bắt đầu xuất hiện trong các nấp gấp của khuỷu tay hoặc đầu gối. Những vùng da khác có thể xuất hiện những phát ban là cổ, cổ tay, cổ chân hoặc những nếp gấp ở tay và chân.
- Những mảng sần có vảy xuất hiện và kèm theo ngứa: Theo thời gian, những vùng da bị viêm da cơ địa có thể
- Sần sùi trông như da gà, có thể là những mảng sáng hoặc tối. Những mảng da này dày lên để bảo vệ bản thân khỏi gãi liên tục.
- Ngứa liên tục trong suốt thời gian bị viêm da cơ địa
3. Bệnh viêm da cơ địa ở người lớn
Thực tế thì bệnh viêm da cơ địa hiếm khi xảy ra ở người lớn. Hầu hết mọi người (90%) mắc viêm da cơ địa trước 5 tuổi. Khoảng một nửa những người mắc viêm da cơ địa thơ ấu có dấu hiệu thuyên giảm và tiếp tục các triệu chứng của viêm da cơ địa khi trưởng thành. Khi một người trưởng thành mắc bệnh viêm da cơ địa thì các triệu chứng thường khác so với bệnh viêm da cơ địa ở trẻ sơ sinh.
Biểu hiện của bệnh viêm da cơ địa ở người lớn như sau: - Xuất hiện trong các nếp gấp khuỷu tay hoặc đầu gối hoặc gáy, hoặc có thể xuất hiện trên toàn bộ cơ thể. Đặc biệt một số vị trí như cổ và mặt và xung quanh mắt
- Da rất khô
- Ngứa không ngừng không rõ nguyên nhân
- Những mảng sần có vảy nhiều hơn ở trẻ sơ sinh và trẻ nhỏ.
- Thường dẫn đến nhiễm trùng da
Nếu một người bị bệnh viêm da cơ địa trong nhiều năm thì những mảng khô sần của da có thể bị dày và sẫm màu hơn so với phần da còn lại. Da dày lên và có thể bị ngứa liên tục
Người trưởng thành mắc bệnh viêm da cơ địa lâu có thể còn có những triệu chứng sau: - Da rất khô
- Da dễ bị kích thích
- Chàm ở tay
- Chàm trên mí mắt, đục thủy tinh thể...
Trên đây là khái niệm cơ bản về bệnh viêm da cơ địa và các dấu hiệu cũng như triệu chứng để nhận biết người mắc viêm da cơ địa. Hy vọng qua bài viết này, bạn đọc sẽ có thêm kiến thức về bệnh viêm da cơ địa. Trong phần tiếp theo chúng ta sẽ tìm hiểu thêm về nguyên nhân cũng như những người có nguy cơ bị mắc bệnh viêm da cơ địa. Mời các bạn đón đọc.
Chú ý: Việc đăng lại bài viết trên ở website hoặc các phương tiện truyền thông khác mà không ghi rõ nguồn http://atopalmvn.com là vi phạm bản quyền
Ý kiến bạn đọc